Thiết bị này được dùng để đo tín hiệu nhiệt độ ở một khu vực nhất định và tùy theo vị trí lắp đặt dải đo mà ta sẽ có thể dùng cảm biến nhiệt độ dạng đầu dò hay là dạng dây. Trong bài viết này, chúng tôi hy vọng các thông tin sẽ hữu ích đối với bạn về cảm biến nhiệt PT100
1. Tại sao lại gọi là PT100?
Đây được xem như là chuẩn của cảm biến nhiệt độ loại rtd vì chúng ta sẽ thường thấy loại này nhất trên thị trường. Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum, còn 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC .
Tương tự như vậy với loại cảm biến nhiệt độ Ni100 thì Ni là chữ viết tắt của Nickel và 100 là giá trị 100 ohm tại 0oC . Ngoài ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …
Cảm biến này có thể đo được nhiệt độ lên tới 650oC với thiết kế được làm từ kim loại platinum tức là bạch kim, một loại kim loại quý có sức chịu nhiệt cao. Tùy vào môi trường nhiệt độ mà lượng platinum trong mỗi loại cảm biến khác nhau.
2. Tín hiệu output của cảm biến pt100
Cảm biến pt100 có tín hiệu output mặc định là điện trở (ohm). Tuy nhiên để đưa tín hiệu của cảm biến pt100 về PLC để xử lý, ta cần phải chuyển tín hiệu điện trở này ra thành tín hiệu 4-20mA để PLC có thể hiểu được.
Và để thực hiện được việc này, ta cần dùng thêm 1 bộ chuyển đổi gắn trên đầu dò nhiệt (đối với cảm biến pt100 dạng đầu dò) hoặc gắn riêng (đối với loại dây dò nhiệt).
3. Các loại cảm biến pt100 – Điểm mạnh và Hạn chế của PT100
Hiện nay đang có 2 loại: Loại đầu dò và loại dây
Cảm biến nhiệt pt100 dạng đầu dò
Thiết kế là 1 que dài chắc chắn được làm bằng Inox gắn với 1 đầu dò, loại này thích hợp để đo trong những nơi có nhiệt độ cao. với dải đo nhiệt độ có thể lên đến 650oC
Một ưu điểm nữa là thiết kế chắc chắn cùng với vỏ bọc bên ngoài bằng Inox; tăng khả năng chịu được môi trường nhiệt độ cao.
Điểm mạnh | – Điểm hạn chếThiết kế chắc chắn với lớp vỏ ngoài cảm biến được làm bằng Inox. – Thiết kế chắc chắn với lớp vỏ ngoài cảm biến được làm bằng Inox. – Có chỗ để gắn bộ chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu nhiệt độ sang 4-20mA. |
Điểm hạn chế | Có lẽ nhược điểm duy nhất của thiết bị chính là thiết kế khá lớn, không thích hợp để đo trong những vị trí nhỏ. Ngoài ra giá của cảm biến dạng đầu dò cũng cao hơn khá nhiều so với loại dây. |
Cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây
Có thiết kế dạng dây; 1 đầu có đính kèm 1 que cảm biến để chọc vào chỗ cần đo; 1 đầu sẽ có các dây kết nối.
Với đặc tính dễ uốn cong, không tốn nhiều diện tích khi lắp đặt; cảm biến nhiệt độ pt100 dạng dây dò thích hợp dùng trong các trường hợp cần đo những nơi có diện tích tiếp xúc nhỏ mà loại đầu dò không đưa vào được.
Điểm mạnh | Kích thước nhỏ gọn, thiết kế có thể uốn cong được, thích hợp đo ở những vị trí có diện tích nhỏ. |
Điểm hạn chế | Chỉ đo được nhiệt độ tối đa là 200oC. |
4. Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ PT100
Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây
Thì đối với loại 2 dây đơn giản ta chỉ cần đấu trực tiếp 2 dây của pt100 vào 2 chân 3 và 6
Cảm biến nhiệt độ PT100 3 dây
Đối với loại 3 dây thì ta đấu 2 dây cùng màu (thông thường là màu trắng) vào chân 3 và 4. Dây còn lại đấu vào chân 6.
Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây
Hay còn được gọi là pt100 đôi. Bởi vì thực chất của loại cảm biến này là do 2 cây pt100 gộp lại với nhau. Về cách đấu dây thì ta chỉ cần đấu trực tiếp vào 4 chân như hình là được.